Khác biệt giữa chứng chỉ SSL miễn phí và SSL trả phí
Trên đời này suy cho cùng thì SSL chia ra 2 loại cơ bản: Loại phải trả phí để có được SSL và loại SSL miễn phí. Chúng ta cùng tìm hiểu các điểm khác nhau cơ bản giữa 2 loại này.

SSL miễn phí là gì?
Cái tên nói lên tất cả, đây là loại chứng chỉ SSL bạn không phải tốn bất cứ đồng xu nào để có được nó, có thể chia ra hai loại cơ bản. Loại SSL bạn tự tạo và tự cấp cho chính mình, hay còn gọi là “Self-Signed Certificates” – chú ý là loại SSL tự cấp thì trình duyệt sẽ báo không tin cậy!. Và loại khác nữa sẽ do CA cung cấp.
Về mức độ mã hoá thì loại SSL miễn phí cũng như loại SSL trả phí
SSL trả phí là gì?
Một lần nữa, cái tên nói lên đúng bản chất của nó, đây là các loại chứng chỉ SSL mà bạn phải trả một số tiền nhất định để có được nó, hầu hết loại SSL này được cấp phát từ các nhà phát hành – CA – có danh tiếng và đảm bảo được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo mật.
Bạn có thể mua SSL trả phí từ trực tiếp từ các nhà phát hành CA hoặc mua ssl qua các đơn vị trung gian – bán lại.
Vì độ mã hoá chứng chỉ SSL là như nhau vậy thì tại sao bạn phải trả phí cho SSL? Hãy đọc tiếp để thấy được các yếu tố rất quan trọng.
Khác biệt chính giữa SSL miễn phí và SSL trả phí
Sự đa dạng ở các loại SSL
SSL miễn phí chỉ có 1 dạng cơ bạn là DV SSL, tức là SSL chỉ xác thực quyền quản lý tên miền, trong khi SSL có phí sẽ có 2 mức xác thực cao cấp hơn là OV / EV. SSL có phí sẽ đảm bảo hơn về độ tin cậy/ tính xác thực chính xác tuyệt đối cho website của bạn.
Còn nữa, SSL miễn phí chỉ có thể đảm bảo cho 1 tên miền cụ thể hoặc Wildcard (mới xuất hiện). SSl có phí bạn có thể đảm bảo cho nhiều tên miền khác nhau, nhiều tên miền Wildcard…đáp ứng cho mọi kịch bản quản lý của bạn.
Độ tin tưởng của SSL có phí cao hơn hẳn so với SSL miễn phí
Thời hạn SSL
SSL miễn phí có thời hạn rất ngắn, thường là 30-90 ngày và cần phải gia hạn lại liên tục để đảm bảo website của bạn không bị quá hạn và phát sinh lỗi. Hậu quả của SSL quá hạn là rất lớn. Trong khi đó, SSL trả phí sẽ đảm bảo website của bạn an toàn trong từ 1 năm đến 2 năm, tối đa lên đến 27 tháng. Giúp website của bạn hoạt động liên tục và bảo mật suốt khoảng thời gian dài và bạn có thể lo nhiều việc khác thay vì kiểm tra / gia hạn / và cài lại SSL.
Sự hỗ trợ
Với SSL miễn phí, bạn phải tự mình thực hiện việc yêu cầu cấp phát, cài đặt, kiểm tra, gia hạn mà không có bất kì một sự hỗ trợ chính thức nào. Những lỗi liên quan đến SSL không phải là ít, thực sự là một rắc rối to lớn nếu bạn không có kiến thức về SSL hoặc bạn không có nhiều thời gian cho việc này.
SSL trả phí là lựa chọn sáng suốt hơn, bạn sẽ có sự hỗ trợ tối đa từ nhà cung cấp qua các hình thức như Email, Live Chat, Điện thoại với chuyên gia/ Kỹ thuật, hệ thống Ticket hỗ trợ 24/7. Gần như bạn chỉ cần trả phí và mọi việc để chuyên gia lo cho bạn.
Bảo hiểm SSL
SSL Miễn phí thì đương nhiên không có khái niệm và sự đảm bảo này. Mọi rủi ro gây cho website của bạn sẽ do bạn tự chịu trách nhiệm. Có câu No Lunch For Free!

Ngược lại, SSL có phí có mức bảo hiểm thiệt hại từ USD 10.000 lên đến gần 2 triệu USD. Trang bị sư an tâm gần như tuyệt đối đến người dùng / khách hàng truy cập website của bạn.
Với Website Thương mại điện tử thì sao?
Câu trả lời chắc chắn là nên dùng SSL trả phí vì những ưu điểm nêu trên, không ai dám nhập số thẻ tín dụng khi website của bạn không có bất kì sự đảm bảo nào!
Niềm tin của khách hàng càng được gia tăng và sẽ khiến họ dễ dàng ra quyết định thanh toán/ mua hàng nếu website của bạn đang dùng loại EV SSL tức là có hiện tên công ty trên thanh địa chỉ của trình duyệt.
Tại https://muassl.com đang có chương trình khuyến mãi cho EV SSL chỉ với 2,450,000 VNĐ là bạn có thể hiện tên công ty của mình trên thanh địa chỉ, chuyên nghiệp như website của các ngân hàng lớn hoặc các sàn giao dịch thương mại điện tử uy tín.
Lời kết:
Cho những yêu cầu đơn giản nhất, như một trang cá nhân, 1 website chạy thử, vọc vạch thì SSL miễn phí là sự lựa chọn chấp nhận được. Ngoài ra những website doanh nghiệp, công ty, giao dịch thương mại điện tử… lời khuyên là nên dùng SSL có phí với mức xác thực cao nhất mà bạn có thể đạt được.
Ưu thế: SSL Có phí > SSL Miễn Phí
Mức tin cậy: EV > OV > DV